CÁCH PHÒNG CHỐNG “SAY NẮNG”

Say nắng là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ: thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồ hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát. Thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 phút. Say nắng (hay còn gọi là sốc nhiệt) là tình trạng cấp cứu, có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm tăng cao bất thường trong những ngày qua khiến nhiều người bị suy kiệt sức khỏe, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não với mọi người, nhất là đối tượng người già, trẻ nhỏ hoặc người có công việc phải ra ngoài đường nhiều.Các bệnh liên quan tới nắng nóng, ra mồ hôi nhiều mà không được bù nước đầy đủ có thể dẫn tới mất nước và chuột rút, trong khi cơ thể không thải đủ nhiệt sẽ dẫn tới suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng cần cấp cứu. Các dấu hiệu cảnh báo say nắng gồm thân nhiệt lên cao (hơn 39,5 độ C); da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi); mạch nhanh, mạnh; đau đầu nhức nhối; chóng mặt; buồn nôn; mê sảng; mất ý thức.Đặc biệt, nắng nóng khiến bệnh nhân đột quỵ dễ tử vong nhất. Vào mùa nóng các biểu hiện của bệnh đột quỵ thường rất dễ bị nhầm lẫn bởi các cơn say nắng, trúng gió,… cho nên rất khó để chẩn đoán chính xác và cấp cứu kịp thời. Với trẻ nhỏ, nguy cơ mắc bệnh do nắng nóng tăng cao ở các nhóm trẻ dưới bốn tuổi, trẻ bị bệnh cấp tính, đặc biệt là sốt và bệnh đường tiêu hóa, trẻ vận động quá nhiều, trẻ đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể (ví dụ thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị bệnh tâm thần), trẻ từng có tiền sử bị bệnh liên quan tới nắng nóng.Để phòng ngừa say nắng, những người làm việc ngoài nắng nóng lâu, mọi người cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng. Khi nhiệt độ lên cao, nắng nóng gay gắt ở giờ cao điểm 11 – 15 giờ nên hạn chế hoạt động ngoài trời.Ngoài uống nhiều nước, do các tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt cũng có thể là hậu quả của mất muối, do vậy trong những ngày nắng nóng cao độ, mọi người cần bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải.Cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, sáng màu, bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường; tránh những nơi nắng gắt, không đứng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hay đứng ở nơi đông người; hạn chế hoạt động thể lực mạnh, tranh thủ tìm chỗ trú ở nơi có bóng râm; uống đủ nước, dùng các loại dịch không gây lợi tiểu như nước lọc, tránh các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước.Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:– Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.- Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.Khi thấy có những dấu hiệu say nắng, ngoài tìm cách hạ thân nhiệt bằng bất cứ biện pháp nào, có thể dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… chúng ta cần phải theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống còn 38,5 hay 39 độ C. Nếu cơ thể không đáp ứng, cần phải đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *