Tăng cường công tác an toàn thực phẩm dịp tết Nguyên đán Kỷ hợi

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội Xuân 2019 đang đến gần, cũng là mùa lễ hội diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh với hàng vạn lượt khách tham dự. Đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu, bia, nước giải khát…
      Trong dịp Tết, người dân thường có thói quen tích lũy nhiều thực phẩm trong nhà, nhất là các loại thực phẩm có nhu cầu tiêu dùng nhiều như thịt, cá, rau củ quả…Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, dịp Tết Nguyên đán hay có mưa phùn, thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên nhiều thực phẩm rất dễ mốc, gây ngộ độc cho người sử dụng. Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019, Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện các nội dung sau:1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Trung tâm y tế các huyện/thành/thị:– Sở Y tế giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan đầu mối hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện, xây dựng Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và mùa Lễ hội Xuân 2019.- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm, tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở, trang thiết bị, vệ sinh cá nhân người sản xuất, chế biến thực phẩm; quy định nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm; vệ sinh ăn uống; lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn; phòng, chống ngộ độc do sử dụng rượu không an toàn, lạm dụng rượu.- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Tập trung vào các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm như: Các chợ, trung tâm thương mại đầu mối; cơ sở sản xuất, kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt, rau củ quả tươi sống, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, phụ gia thực phẩm; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tập trung trên địa bàn. Kết hợp lấy mẫu thực phẩm, ưu tiên xét nghiệm sớm các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Phát hiện sớm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi và sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.- Công khai các cơ sở vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm để cảnh báo cho cộng đồng, đồng thời biểu dương và công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành tốt các quy định về an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.2. Các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn:Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất, đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên môn để chủ động cấp cứu và điều trị, điều tra, xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Bảo đảm trực chuyên môn 24/24 giờ trong những ngày nghỉ trong dịp Tết và Lễ hội.Cùng với sự nỗ lực của ngành y tế, các cấp các ngành tập trung tăng cường công tác truyền thông, giáo dục để nâng cao kiến thức, thực hành của người dân về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Cần khuyến cáo người dân không nên tích lũy nhiều thực phẩm trong mấy ngày Tết bởi hiện nay, các sản phẩm tươi sống như thịt, cá, rau, củ quả… luôn sẵn có, đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng. Đặc biệt người dân đừng coi chiếc tủ lạnh là một “bảo bối” vì tủ lạnh chỉ bảo quản thực phẩm được trong một thời gian nhất định. Đặc biệt, cần hạn chế bia rượu, không lạm dụng rượu bia và tuyệt đối không sử dụng rượu bia không rõ nguồn gốc xuất xứ.Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, vì một cái Tết vui, an toàn, bảo đảm sức khỏe cho mọi người dân./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *