Trước khi châm cứu phải tìm đuợc vị trí của du huyệt trên thân thể người ta, đó gọi là cách lấy huyệt. Khi gặp chứng bệnh thì người lấy huyệt chính xác hay không có quan hệ mật thiết tới kết quả chữa bệnh. Nếu lấy huyệt chính xác, kết quả chữa bệnh tốt. Lấy huyệt không chính xác, kết quả chữa bệnh kém. Vì thế, nhất định cần phải lấy huyệt cho đúng. Huyệt vị phân tán ở đầu mặt, thân mình, tứ chi, muốn lấy được huyệt chính xác không những yêu cầu người bệnh phải có tư thế và động tác nhất định như năm nghiêng, nằm ngửa, nằm sấp, gấp khuỷu tay, dang tay, há mồm v v… người thầy thuốc còn phải nắm vững được phương pháp lấy huyệt.Nói chung, phương pháp lấy huyệt thường dùng có ba loại:A. Căn cứ vào sự bộc lộ tự nhiên ở cơ thể con người mà lấy huyệt. Cách lấy huyệt này chính xác, giản tiện, được vận dụng nhiều nhất trên lâm sàng, như lấy chính giữa hai lông mày là huyệt Ấn đường, lấy hai ngón trỏ giao chéo nhau, đầu ngón trỏ trên đầu xương quay là huyệt Liệt khuyết, lấy điểm chính giữa đường nối hai đầu vú là huyệt Chiên trung. Chiếu thẳng rốn sang phía sau cột sống để lấy huyệt Mệnh môn. Co khuỷu tay thành góc vuông lấy ở đầu nếp gấp khuỷu tay cạnh trong là huyệt Thiếu hải, hai tay buông xuôi xuống thì chỗ đầu chót ngón giữa nằm trên cạnh ngoài đùi là huyệt Phong thị. Khi gấp hẳn đầu vào cổ thì mỏm gai đốt cổ 7 nổi lên rất rõ, phía dưới đót cổ 7, tức là bên trên đốt lưng 2 là huyệt Đào đạo v.v…B. Theo cách đo bằng thốn ngón tay (chỉ thốn pháp – đồng thân thốn) là cách lấy bề rộng mấy chỗ ở ngón tay người bệnh làm tiêu chuẩn đo lường lấy huyệt. Nếu như thân chất người bệnh và thầy thuốc tương tự, có thể dùng tay thầy thuốc để đo.Cách lấy đồng thân thốn ngón giữa là bảo người bệnh dùng ngón giữa và ngón cái tay đặt nối nhau thành vòng tròn rồi đo lấy cự ly giữa hai đầu nếp gấp cạnh đốt giữa của ngón giữa làm một thốn. Cách này tiện dùng làm tiêu chuẩn cho việc lấy huyệt ở tứ chi và bề ngang vùng lưng.Cách lấy đồng thân thốn ngón cái: Lấy độ rộng đốt 1 ngón cái (chỗ ngang khớp đốt) làm 1 thốn, hoặc cả hai ngón trỏ và giữa làm 2 thốn, hoặc cả bốn ngón (trừ ngón cái) làm 3 thốn. Bề ngang bốn ngón gọi là nhất phu pháp, (ở Việt Nam ngày xưa dùng bề ngang bốn ngón tay kẹp lại để làm đơn vị đo lường gọi là một “vổ”). (H.22)Những cách đo này rất đơn giản nhưng không chuẩn xác khi đo trên các đoạn xương, vì vậy tren các đoạn xương phải có cách đo riêng gọi là cốt độ pháp (phép đo ở xương).C. Cách chia thốn theo độ dài xương. Cách chia thốn theo độ dài xương còn gọi là cốt độ pháp, cách này lấy khoảng cách giữa các bộ phận trong cơ thể qui định thành độ dài hoặc độ rộng nhất định rồi chia thành một số phần nào đó, mỗi phần như thế gọi là một thốn. Phương pháp này bất luận người bệnh là trai, gái, trẻ, già, hoặc cao, thấp, gầy, béo, nhất loạt chiểu theo tiêu chuẩn này mà chia ra lấy huyệt, như thế sẽ rất chính xác.) |