Điều trị viêm mũi dị ứng bằng y học cổ truyền

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý dị ứng hô hấp, biểu hiện ở mũi, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh (khói bụi, phấn hoa, lông động vật, dị ứng thời tiết lạnh, thực phẩm, thuốc, do vi khuẩn, virus hay do di truyền từ bố mẹ sang con cái…). Lúc này, niêm mạc mũi sẽ tăng cường giải phóng các chất trung gian hóa học gây dị ứng, điển hình là histamin. Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng ngạt mũi, hắt hơi, xung huyết, ngứa và chảy mũi.

Khi mới khởi phát, người bệnh thường cảm thấy ngứa ở mũi, mắt, hay ống tai, tiếp theo đó là những cơn hắt hơi, kèm theo chảy mũi dịch trong, nghẹt mũi. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, căng thẳng, stress, khó tập trung trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Đa phần bệnh nhân khi gặp phải các dấu hiệu trên đều lo lắng và nôn nóng tìm đến các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, do không có đủ hiểu biết chuyên môn, người bệnh thường xuyên mắc phải một số sai lầm trong điều trị như:

– Không điều trị dứt điểm từ sớm.

– Lạm dụng thuốc tây.

– Áp dụng mẹo dân gian không khoa học.

– Điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh không uy tín.

Các phương pháp điều trị bằng tây y hay mẹo dân gian thường chỉ tập trung vào việc loại bỏ triệu chứng bên ngoài mà không chú trọng tới nguyên nhân bên trong. Đây là lý do khiến viêm mũi dị ứng khó trị dứt điểm, dai dẳng và dễ tái phát.

Với những vấn đề trên thì Y học cổ truyền là một sự lựa chọn an toàn, không tác dụng phụ nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

Theo quan điểm của YHCT, viêm mũi dị ứng khởi phát do 2 nguyên nhân:

Nội nhân: Công năng phủ tạng (ở đây chủ yếu là phế, tỳ, thận âm) bị rối loạn, chính khí suy yếu.

Ngoại nhân: Sự xâm nhập của phong hàn, tà khí, tác nhân dị ứng… vào tỵ khiếu

Nguyên tắc để điều trị viêm mũi dị ứng tận gốc, không tái phát đó là phải đồng thời loại bỏ cả ngoại nhân và nội nhân bằng phương pháp:

 Ôn phế cố biểu, kiện tỳ, bổ khí, nạp khí về thận, phục hồi chính khí, tăng sức đề kháng, triệt tiêu mầm bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Khu phong, thông khiếu, trừ đàm, chống dị ứng giúp thông mũi, thông xoang, thông thoáng đường thở, cải thiện các triệu chứng bên ngoài.

Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên đã phát huy tiềm năng chữa bệnh từ Dược liệu Việt để điều trị viêm mũi dị ứng.

Bài thuốc Thông xoang- TN được phối hợp từ các vị thuốc: Tỏi, bạc hà, hoa ngũ sắc, trần bì, bạch chỉ, kim ngân hoa… theo cơ chế tác động vào căn nguyên gây bệnh đồng thời phục hồi chức năng của tạng phế, tỳ, thận kết hợp trừ phong hàn, thấp nhiệt, tiêu viêm.

Nhờ vậy, bài thuốc không chỉ giúp giảm các triệu chứng đau nhức, phù nề mà bệnh gây ra mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, dưỡng chính khí và cân bằng âm dương giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa bệnh tái phát.

 Ngoài ra Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên còn áp dụng các phương pháp: cấy chỉ, khí dung, xoa bóp bấm huyệt… để nâng cao hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng.

                                                                                   BSCKI. Ngô Thị Thu Hiền – Khoa Ngũ Quan – Da liễu

 

                                                                                                                                                                                                                                        

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *