Tăng cường phòng chống bệnh liên cầu lợn

 Trên địa bàn tỉnh, đầu tháng 7 năm 2019 đã xuất hiện một trường hợp mắc Liên cầu lợn tại huyện Định Hóa. Bệnh liên cầu lợn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người qua đường tiêu hoá, chủ yếu là từ lợn. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh Liên cầu lợn là liên cầu khuẩn S.suis. Ở động vật, vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn. S. suis chủ yếu sống ở lợn nhà nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim nhưng những loài động vật này chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp do đó bệnh cũng có thể lây truyền qua các động vật khác như ruồi, gián, chuột. Tuy nhiên, vi khuẩn này có sức đề kháng kém, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửaNguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc, sử dụng các chế phẩm từ lợn thiếu an toàn. Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn lây lan sang người theo một trong các cách sau:    Từ đường ăn uống: Khi ăn các thức ăn được chế biến từ thịt lợn mà chưa được nấu chín hoặc ăn sống như: tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng lợn… vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.    Đường tiếp xúc, giết mổ, chăm sóc: Một số bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn là do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh (qua vết sây sát, máu, thịt, dịch tiết…) mà có các vết thương, sây sát ở da,  chân tay như người chăm sóc lợn bị bệnh liên cầu (thú y, vệ sinh chuồng trại), nhân công giết mổ, vận chuyển, người tiếp xúc trực tiếp, chế biến thịt lợn bệnh.  Người cũng có thể bị bệnh qua đường hô hấp do hít phải liên cầu khuẩn có trong không khí trong các chất thải của lợn bên ngoài môi trường.Biểu hiện của bệnh: Bệnh Liên cầu lợn có thời gian ủ bệnh ngắn, từ vài giờ đến 3 ngày. Bệnh do liên cầu khuẩn lợn gây ra diễn biến đột ngột cực kỳ nhanh chóng, người bệnh có thể tử vong nếu không được xử trí và  điều trị kịp thời.Biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt rất cao (lạnh, tay chân run rồi lên cơn sốt trên 39 độ C), đầu đau dữ dội, đau cứng cổ gáy, tri giác lơ mơ, li bì, hôn mê sau đó sốc và tụt huyết áp, suy hô hấp, xuất hiện các ban hoại tử trên da (xuất huyết rất to màu xám đen, bong tróc, hay lốm đốm).Một số trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu phát ban trên da, sau 5 ngày ban không những không lặn mà càng ngày càng rõ, kèm theo mệt mỏi. Bệnh nhân có thể bị viêm màng não như nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, cứng cổ, sốt cao… viêm phổi, suy gan, suy đa phủ tạng. Ngoài ra người bệnh có thể có biểu hiện nhiễm trùng huyết như: sốt cao, da xanh, mệt mỏi phờ phạc, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi… sốc do nhiễm độc, xuất huyết dưới da… Nếu được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ khả quan, nhưng nếu phát hiện muộn bệnh nhân có thể bị phù não, để lại các di chứng nặng như động kinh và có thể tử vong. Đặc biệt, người bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn thường có biểu hiện giống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn huyết, sốt xuất huyết, viêm màng não mủ,… nên dễ gây chẩn đoán nhầm, dẫn đến bệnh nhân bị điều trị sai và muộn.     Để chủ động phòng chống bệnh Liên cầu lợn ở người, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:1. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Giữ vệ sinh, ăn chín là cách tốt nhất, tuyệt đối không ăn thịt lợn và nội tạng lợn chưa nấu chín kỹ, tiết canh, nem chua và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. 2. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.3. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.4. Người chăn nuôi nên chọn con giống rõ nguồn gốc, cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện vệ sinh phòng bệnh, khử trùng tiêu độc, tiêm phòng các loại vắc-xin theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.5. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.Sở Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng chống Bệnh liên cầu lợn. Trong đó yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh liên quan liên cầu lợn, điều trị kịp thời và triển khai xử lý triệt để ổ dịch. Củng cố các đội cơ động phòng chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *